![]() |
Khu tàn tích Machu Picchu, nơi xảy ra tai nạn. Ảnh: Digitaltrends. |
Các nhân viên trong khu phế tích cho hay Park đã phớt lờ các biển cảnh báo được đặt xung quanh khu vực cấm. Ông được cho đã mất thăng bằng khi nhảy lên để giả vờ đang bay và cuối cùng rơi khỏi vách núi.
Những cái chết do selfie ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Ít nhất 12 vụ thiệt mạng có liên quan đến chụp ảnh tự sướng được ghi nhận trong năm 2015, trong khi đó chỉ có 8 vụ tử vong là được xác nhận do cá mập gây ra trong cùng năm, theo The Metro.
Theo một báo cáo của Priceonomics, từ 1/2014 đến 1/2016 có 49 người đã thiệt mạng trong khi cố gắng chụp ảnh bản thân, độ tuổi trung bình của các nạn nhân là 21 tuổi, và 75% trong số đó là nam giới.
Trong tháng ba, một tai nạn bi thảm xảy ra ở tiểu bang Washington. Một người đàn ông tự bắn vào mặt khi anh đang chụp ảnh tự sướng với một khẩu súng khi nghĩ không nạp đạn, theo The Washington Post.
Trong năm 2015, một nhóm bốn người bạn đã cố gắng chụp một bức ảnh tự sướng trên đường ray có xe lửa đang đến gần. Cả nhóm đã không kịp chạy thoát và ba trong số đó đã chết, tờ Times of Indiacho hay.
![]() |
Tấm Poster cảnh báo tại Nga. Ảnh:BBC. |
Bộ Nội vụ Nga cũng đã cảnh báo sự nguy hiểm sau khi hàng chục người đã tử vong do selfie vào năm 2015.
“Một bức ảnh selfie ưng ý có thể đánh đổi bằng mạng sống của chính bạn”, trích lời một tấm poster từ chiến dịch cảnh báo của Nga.
" alt=""/>Chết vì chụp ảnh tự sướng tăng caoFacebook hiện có hơn 1 tỷ người dùng, thế nhưng chúng ta đều biết không phải tất cả đều nói chung một ngôn ngữ. Bởi vậy, nếu bạn có bạn bè hay người thân vốn nói một ngôn ngữ khác với mình, họ sẽ không hiểu gì về dòng status mà bạn đăng tải. Facebook mới đây vừa đưa ra một giải pháp cho vấn đề này.
Theo đó, mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện đang thử nghiệm một tính năng cho phép bạn đăng status với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Với tính năng này, bạn có thể viết một status bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha... - bất kỳ ngôn ngữ nào bạn thích. Bạn bè, người thân của bạn sẽ thấy dòng status này ở ngôn ngữ nào sẽ tuỳ thuộc vào thứ tiếng ưu tiên mà họ lựa chọn. Trên thực tế, Facebook đã từng thử nghiệm nó cho các Page, tuy nhiên, giờ đây người dùng phổ thông cũng sẽ được cập nhật.
" alt=""/>Facebook cho đăng status với nhiều ngôn ngữ cùng một lúcTrẻ em tại Fukushima được kiểm tra nồng độ phóng xạ. Ảnh: WSJ
“Các trường hợp mắc bệnh nhiều và nhanh hơn dự đoán”, Toshihide Tsuda thuộc Đại học Okayama, người đứng đầu nghiên cứu nêu trên nói. “Nó tăng tới 20-50 lần so với thông thường”.
Ung thư tuyến giáp được cho là liên quan tới bức xạ hạt nhân. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ ung thư tuyến giáp tăng mạnh ở những người từng sống tại khu vực xảy ra sự có nhà máy điện hạt nhân Chernobyl 1986 khi còn nhỏ, bao gồm cả Belarus, Liên bang Nga và Ukraine.
Nguyên nhân khiến trẻ em có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn sau các sự cố hạt nhân là bởi tuyến giáp cần các i-ot để sản xuất hóc-môn phục vụ sự điều tiết quá trình trao đổi chất. Tuyến giáp tích cực hút các i-ốt trong máu mà không phân biệt giữa i-ốt thông thường và i-ốt phóng xạ phát tán do các sự cố hạt nhân.
Ở trẻ em, tuyến giáp phát triển nhanh hơn ở người lớn. Điều này khiến tuyến giáp trở thành một trong những phần nhạy cảm nhất của cơ thể đối với bức xạ. Các i-ốt phóng xạ, được gọi là 131l cũng gây nguy hiểm cho cả thai nhi.
Tuy nhiên, ngay cả khi xác nhận điều này, vẫn rất khó để xác định mối liên hệ trực tiếp giữa bức xạ và căn bệnh ung thư. AP nói rằng, “không thể quy kết một ca ung thư đơn lẻ với bức xạ về mặt khoa học”.
Một trong những vấn đề lớn nhất là khi tìm cách liên kết bức xạ hạt nhân và bệnh ung thư, người ta bắt đầu các chương trình theo dõi và sàng lọc thường xuyên hơn tại các khu vực xảy ra sự cố hạt nhân và từ đó, họ nhận được cái gọi là “hiệu ứng sàng lọc”.
Hiệu ứng này xảy ra khi có vẻ như những người sống trong một khu vực nào đó được chẩn đoán mắc bệnh ung thư nhiều hơn do họ được khám chữa và sàng lọc nhiều hơn ở những khu vực khác. Đây là điều mà các địa phương tại Nhật thường làm. Theo bác sĩ Shunichi Yamashita, người dẫn đầu nhóm các bác sĩ nghiên cứu ảnh hưởng ở Fukushima đã nhiều lần phản đối việc quy kết bệnh ung thư tuyến giáp với sự cố hạt nhân.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu gần đây, được đăng tải trên Tạp chí Epidemiology, Tsuda và các đồng sự nói rằng, không chỉ có ung thư tuyến giáp ở trẻ em được xác nhận là có liên quan tới phóng xạ tại Chernobyl, họ còn chỉ ra rằng, tỉ lệ mắc ung thư tuyến giáp ở trẻ em Fukushima là quá cao, vượt qua cả hiệu ứng sàng lọc.
Một số chuyên gia độc lập chỉ trích nghiên cứu của Tsuda do họ thiếu một ước lượng riêng biệt trong liều lượng bức xạ, điều giúp mối liên kết giữa bức xạ và căn bệnh ung thư có thể được xác nhận. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, nghiên cứu này là cơ sở để tiến hành những nghiên cứu xa hơn.
" alt=""/>Trẻ em Fukushima mắc ung thư cao gấp 20 lần